Khoa học chứng minh trẻ dùng smartphone, máy tính bảng sớm không hẳn là có hại

Khoa học chứng minh trẻ dùng smartphone, máy tính bảng sớm không hẳn là có hại

 

AAP khẳng định smartphone hay máy tính bảng sẽ phát huy lợi ích của chúng nếu các bậc cha mẹ coi chúng như những công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ và "đừng đổ lỗi cho công nghệ nếu các vị không dành thời gian cho con của mình, thay vào đó lại sắm cho chúng những chiếc điện thoại đắt tiền".

 

 
 
 
Trẻ em dùng smartphone sớm là cực kỳ có hại đối với sự phát triển của trẻ, đây là một điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng tin tưởng. Mặc dù vây, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics - AAP) đang cố gắng thay đổi lập trường của phụ huynh về vấn đề này thay vì chỉ theo góc nhìn một chiều.

                    

Một cuộc họp do AAP tổ chức dành cho các nhà giáo dục, bác sĩ nhi khoa, thần kinh học, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề truyền thông và các chuyên gia khoa học xã hội hồi tháng 5. Hầu hết những người tham gia đều đã có một lập trường thoải mái hơn hơn về vấn đề cho phép trẻ em sử dụng những thiết bị công nghệ ở trẻ từ khi còn bé. Những phát hiện này đã được trình bày trong một sự kiện được gọi là "Growing Up Digital: Media Research Symposium" - tạm dịch Hội nghị chuyên đề về vấn đề sự phát triển của trẻ em trong thời đại số, trong đó các chuyên gia đã chia sẻ quan điểm của họ dựa trên các lợi ích và nguy cơ đối với trẻ em khi chúng sử dụng thiết bị thông minh từ sớm.

Nếu quay ngược thời gian, trong một bài báo năm 2013, AAP từng khuyên các bậc phụ huynh không nên cho phép "trẻ em tiếp xúc với thiết bị công nghệ có màn hình (như điện thoại thông minh, máy tính bảng) đặc biệt là trẻ em dưới hai tuổi, và loại bỏ TV cùng các thiết bị điện tử kết nối Internet ra khỏi phòng ngủ của con trẻ". Ngay sau đó, nghiên cứu được phổ biến một cách rộng rãi, dẫn đến làn sóng triệt tiêu sự xuất hiện của những thiết bị thông minh xung quanh trẻ em, thậm chí nó còn che mờ những tác động tích cực của những thiết bị này. Mặc dù AAP cũng khẳng định bên cạnh những tác hại, những món đồ công nghệ cũng có mặt tốt của nó. Nhưng với tâm lý lo lắng cho con trẻ, các phụ huynh đã có những suy nghĩ tiêu cực và một chiều về vấn đề này.

 

 

 

Chính vì thế mà AAP có vẻ như đã chấp nhận rằng các thiết bị di động là gần như ở khắp mọi nơi và bây giờ họ tin rằng, nếu xử lý đúng cách, các thiết bị thông minh không gây ra mối đe dọa cho sự phát triển của trẻ em. AAP đã thực hiện nghiên cứu trong hai năm 2014 và 2015, kết quả cho thấy một phần ba số trẻ em dưới ba tuổi có TV trong phòng ngủ của chúng và 72% trẻ em từ sáu đến 17 tuổi có ít nhất một thiết bị thông minh có màn hình và kết nối Internet trong phòng ngủ của mình.

Từ đó, AAP kết luận với những con số thể hiện rõ sự thông dụng của các thiết bị thông minh, nó không còn là câu hỏi liệu các bậc cha mẹ sẽ hạn chế sự xuất hiện của các thiết bị thông minh trong phạm vị cuộc sống của con trẻ của họ như thế nào mà đó sẽ là câu hỏi những món đồ này sẽ được sử dụng như thế nào một cách hợp lý và đem lại nhiều lợi ích nhất.

AAP cũng chỉ ra lợi ích của việc trẻ tiếp xúc với công nghệ là các em sẽ được rèn luyện những kỹ năng thiết thực cho cuộc sống như khả năng tự kiểm soát hành vi bản thân và khám phá các phương án giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc phụ huynh hướng dẫn con trẻ sử dụng đồ công nghệ sẽ tăng khả năng tiếp thu và học hỏi của trẻ. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng việc cả cha mẹ và con trẻ cùng sử dụng với nhau sẽ làm bền chặt thêm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Nhưng chính bản thân AAP cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cũng phải tự kiểm soát hành vi của mình tránh để tình trạng bỏ bê con cái bên cạnh smartphone mà không dành thời gian cho chúng.

Cuối cùng, AAP khẳng định smartphone hay máy tính bảng sẽ phát huy lợi ích của chúng nếu các bậc cha mẹ coi chúng như những công cụ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ và "đừng đổ lỗi cho công nghệ nếu các vị không dành thời gian cho con của mình, thay vào đó lại sắm cho chúng những chiếc điện thoại đắt tiền".

 

Được đăng vào

Viết bình luận