Các nhà khoa học Đan Mạch vừa tìm ra công nghệ đèn đường thông minh nhằm góp phần biến Thủ đô Copenhagen trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới có lượng khí carbon trung hòa vào năm 2025 và tiết kiệm điện.
Các cột đèn được lắp đặt cảm ứng để chúng chỉ hoạt động khi phát hiện có người đi bộ hay điều khiển phương tiện giao thông đến gần. Công nghệ này cho phép giảm ánh sáng các đèn đường khi không có xe cộ và người qua lại. Tuy nhiên, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện vẫn luôn được đảm bảo để họ cảm thấy an toàn. Các cảm biến theo dõi mật độ giao thông, chất lượng không khí, tiếng ồn, thời tiết sẽ điều chỉnh độ sáng hợp lý nhất để giảm chi phí và khí thải mà vẫn đảm bảo nguồn sáng cần thiết.
Kỹ sư trưởng Kim Brostrom thuộc Phòng Thí nghiệm chiếu sáng ngoài trời Đan Mạch cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt trên 280 cây cột tín hiệu với 50 giải pháp và 10 hệ thống quản lý điện khác nhau. Chúng tôi cũng có rất nhiều cảm biến bật/ tắt ở khu vực này".
Bên cạnh đó, một số cột đèn tín hiệu còn được lắp thêm máy phát điện sử dụng sức gió hoặc năng lượng mặt trời. Các nhà khoa học ước tính, nhờ việc lắp đặt đèn giao thông thông minh khắp thành phố mà Copenhagen đã tiết kiệm được đến 85% chi phí chiếu sáng trong đô thị, theo VOA.
Đặc biệt, hệ thống này có thể được điều khiển dễ dàng qua việc kết nối với máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh
Viết bình luận